Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

  


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào ? Khi có tranh chấp về đất đai thì kiện ở đâu?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai bao gồm tất cả những tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất…Việc giải quyết tranh chấp đất đai tuân theo các quy định của Luật đất đai 2013 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Tranh chấp đất đai trước hết phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hòa giải không thành thì được giải quyết thông qua Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Đối với cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013, khi đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất sẽ do Tòa án nhân dân nơi có đất giải quyết. 

Đối với cơ quan giải quyết tranh chấp là Ủy ban nhân dân sẽ được áp dụng trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Cụ thể với những tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Đối với trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan này có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn Đơn khiếu nại về tranh chấp quyền sử dụng đất.



Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào? Reviewed by ANTLAWYERS on 20:58 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Công Ty Luật Sơn Tây © 2017
Edit bởi: Star Tuấn | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.