Giải quyết tranh chấp khi công ty không trả lương cho người lao động
Theo quy định tại khoản 7 điều 3 Bộ luật lao động 2012 thì: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.”
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Biện pháp thương lượng, hòa giải.
Tranh chấp là vấn đề tồn tại có tính tất yếu, là một trong những hình thức đấu tranh của các cá nhân, tập thể, các mặt đối lập trong các quá trình vận động của xã hội. Tranh chấp lao động phát sinh và tồn tại gắn liền với quan hệ lao động bao gồm quyền, lợi ích giữa người lao động và người sử dung lao động. Như vậy, trong trường hợp công ty không trả lương cho người lao động là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Để giải quyết tranh chấp này, biện pháp được đề cập đến đầu tiên là biện pháp thương lượng, hòa giải.
Thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp chỉ có sự tham gia của 2 bên, theo quy định tại Khoản 5 điều 194 Bộ luật lao động 2012 thì “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.”
Đối với trường hợp các bên thương lượng không thành công thì sẽ phải tiến hành hòa giải bởi hòa giải viên lao động theo quy định tại điều 201 Bộ luật lao động 2012. Nếu một bên hoặc các bên không chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành và các bên có quyền gửi đơn kiện lên tòa án.
- Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án.
Căn cứ theo nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì người sử dụng lao động không phải trả thêm cho người lao động. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Trong trường hợp công ty vi phạm nguyên tắc trả lương như trên thì người lao động có quyền làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có trụ sở của công ty để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện lên Tòa án phải được thực hiện sau khi đã tiến hành thương lương và hòa giải.
Không có nhận xét nào: