Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

 


 
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa về các quy định về giải quyết tranh chấp đã phát huy tác dụng tích cực trong gần 50 năm qua trong lịch sử của GATT 1947. Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp này là nhằm đạt được giải pháp tích cực cho tranh chấp.

Khi phát sinh tranh chấp tại WTO, đầu tiên các bên sẽ tiến hành tham vấn để đưa ra giải pháp chung thống nhất nhằm giải quyết vụ việc (Consultation – giai đoạn hòa giải), thông thường trong mỗi vụ việc đều có sự tham gia của bên thứ ba (là những thành viên có lợi ích đáng kể và mong muốn tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, nếu họ thấy có quyền lợi đáng kể trong vụ việc và cần được Ban hội thẩm xem xét. Chỉ khi tham vấn không thành công, một Ban hội thẩm bao gồm từ 3 – 5 thành viên sẽ được thành lập và có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể đang tranh chấp trên cơ sở các quy định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn.

Sau khi hoàn tất việc thành lập Ban hội thẩm để xem xét vụ khiếu nại, việc đầu tiên Ban hội thẩm cần phải làm là ấn định thời gian biểu cho hoạt động tố tụng của mình (Điều 12.3 DSU). Thủ tục của Ban hội thẩm thường bao gồm các nội dung được nêu tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU, trong đó có sự linh hoạt nhất định để đảm bảo chất lượng báo cáo mà không làm chậm quá trình tố tụng. Việc ấn định thời gian biểu giúp cho các bên nắm rõ được các nội dung và thời hạn cần phải làm trong mỗi vụ tranh chấp nội bộ công ty, giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra những bằng chứng, căn cứ, lập luận trong các văn bản đệ trình của mình.

Sau khi các cuộc họp điều trần được diễn ra, Ban hội thẩm sẽ đi vào giai đoạn thảo luận nội bộ (nghị án), để xem xét đánh giá các vấn đề pháp lý, thực tế có liên quan phù hợp với quy định của WTO, nghị án phải được giữ bí mật. Các bản báo cáo này được soạn thảo không có sự hiện diện của các bên tranh chấp mà chỉ theo nội dung của những thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được đưa ra trước đó. Các ý kiến cá nhân của hội thẩm viên được trình bày trong bản báo cáo của ban hội thẩm không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.

Sau khi báo cáo cuối cùng sẽ được gửi tới các bên tranh chấp trong vòng 2 tuần kể từ khi Ban hội thẩm có kết luận ở giai đoạn rà soát giữa kỳ. Thông thường mỗi báo cáo của Ban hội thẩm có nội dung rất lớn, để thuận lợi trong việc nghiên cứu xem xét lại của cơ quan phúc thẩm và trích dẫn án lệ thì trong báo cáo phải thể hiện phần mục lục và các đoạn văn được đánh số riêng biệt theo thứ tự từng phần của báo cáo. Nếu không có kháng cáo, quy trình giải quyết tranh chấp ngay lập tức sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện sau khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Còn nếu có kháng cáo thì vụ kiện sẽ được xem xét lại ở cấp Phúc thẩm.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Reviewed by ANTLAWYERS on 01:59 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Công Ty Luật Sơn Tây © 2017
Edit bởi: Star Tuấn | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.