Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

 Quan hệ hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất, khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết, bởi bên cạnh các yếu tố pháp luật luôn đan xe các yếu tố tình cảm. Trong phạm vi bài viết này, xin đưa ra một số tranh chấp điển hình trong quan hệ hôn nhân và gia đình và hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.



Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Trong quan hệ hôn nhân, bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có tài sản chung. Khi xảy ra vấn đề ly hôn, không ít cặp vợ chồng xảy ra mâu thuận lớn khi phân chia tài sản, ai cũng ra sức kể công. Sau đây người viết chỉ xin bàn về tranh chấp tài sản chung trong trường hợp: chồng là người kiếm tiền chính trong gia đình, vợ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái.

Trường hợp này, người chồng mong muốn giành toàn bộ tài sản, không chia tài sản cho vợ, bởi:

Vợ không có công việc, không kiếm ra tiền, chỉ làm việc nhà và trông nom con cái;

Chồng là người duy nhất trong nhà đi làm và mang tiền về;

Các tài sản trong gia đình đều được mua bởi tiền của chồng.

Do đó người chồng cho rằng mình có công sức đóng góp lớn trong việc tạo lập tài sản, người vợ không tạo lập được gì nên không được chia tài sản.

Tuy nhiên dưới góc độ của Luật Hôn nhân và gia đình, mong muốn của người chồng không thể thực hiện được. Bởi Luật xác định: “lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Tức là trong gia đình, có vợ/chồng là lao động chính, tạo ra nguồn thu nhập chính và ổn định cho gia đình, người còn lại chỉ làm công việc nội trợ, nuôi dạy và trông nom con cái, luật xác định lao động của hai người là ngang nhau, đều là lao động có thu nhập.

Người vợ chỉ làm việc nội trợ gia đình, nuôi dạy và trông nom con cái là lao động có thu nhập ngang với lao động của người chồng bên ngoài xã hội.

Quy định này xuất phát từ việc không chỉ xem xét quá trình tạo lập tài sản, mà còn ghi nhận công sức duy trì, trông nom, phát triển tài sản. Nếu như người chồng có công trong việc tạo lập tài sản chung, thì người vợ lại có công trong việc duy trì, trông nom, bảo vệ và phát triển tài sản chung. Đôi khi, công lao trong việc duy trì, phát triển tài sản chung lớn hơn công lao trong việc tạo lập ra tài sản.

Vì thế, người chồng không có căn cứ yêu cầu được giữ toàn bộ tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Người chồng chỉ có quyền yêu cầu xem xét công sức đóng góp đối với những tài sản chung có nguồn gốc là tài sản riêng sau đó được chuyển thành tài sản chung vợ chồng.

Tranh chấp quyền nuôi con.

Bên cạnh vấn đề phân chia tài sản chung, tranh chấp quyền nuôi con cũng là dạng tranh chấp trong hầu hết các quan hệ ly hôn bởi cả cha và mẹ đều mong muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con mình. Sau đây người viết chỉ xin bàn về tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp con chung đã đủ 3 tuổi.

Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác”. Luật chỉ dành quyền ưu tiên nuôi con cho người mẹ khi con chung dưới 3 tuổi. Khi con chung từ đủ 3 tuổi trở lên, nếu có tranh chấp, cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con. Khi đó, Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào các điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bên cha và mẹ, như sau:

Điều kiện kinh tế: cha và mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho con cần phải có tài chính. Pháp luật không bắt buộc người trực tiếp nuôi dưỡng con chung phải có năng lực tài chính tốt, cho con cái cuộc sống chất lượng cao, hiện đại, mà chỉ đặt ra yêu cầu cha/mẹ phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho con chung. Mức sống tối thiểu được xác định là những nhu cầu cần và đủ cho lứa tuổi của con và ở mức tối thiểu. Ví dụ: con chung 3 tuổi 6 tháng, ở độ tuổi này có thể xác định được những nhu cầu tối thiểu của con như ăn, uống, vui chơi, học tập. Cha/mẹ phải đáp ứng được tối thiểu những nhu cầu này và đảm bảo cho các nhu cầu của con.

Hiện nay có rất nhiều các cặp cha mẹ có kinh tế tốt, cung cáp cho con một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ. Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con, mỗi bên phải chứng minh về tài chính tốt, đảm bảo cho con cuộc sống tốt hơn phía bên kia có thể làm được. Tuy nhiên, kinh tế tốt chưa phải là điều kiện quyết định quyền nuôi con sẽ thuộc về ai.

Điều kiện tinh thần: có thể kể đến như:

+ Phẩm chất đạo đức của cha/mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đương nhiên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con chung.

+ Điều kiện sức khỏe của cha/mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con chung phải có sức khỏe đảm bảo cho việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

+ Điều kiện công việc và thời gian dành cho con: xem xét đến tính chất công việc, thời gian làm việc và thời gian cha/mẹ có thể dành cho con khi trực tiếp nuôi dưỡng cho con. Có cha/mẹ làm buôn bán ngay tại nhà rất thuận lợi cho việc trực tiếp nuôi dưỡng con. Cũng có những cha/mẹ do tính chất công việc hay phải đi sớm về muộn, phải đi công tác xa, dẫn đến việc không dành thời gian chăm sóc cho con. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc giành quyền nuôi con.

+ Điều kiện môi trường sống: môi trường sống là yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách của con, cha/mẹ khi giành quyền nuôi con phải chứng minh về môi trường sống của con.

+ Và các điều kiện thực tế khác.

Hai điều kiện này xuất phát từ quy định đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con và trên thực tế đã được rất nhiều tòa án áp dụng. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khách quan khác vẫn ảnh hưởng đến quyết định Tòa án.

Luật hôn nhân gia đình

luật sư tư vấn tranh chấp

Luật sư tư vấn tranh chấp giỏi

luật tranh chấp quyền nuôi con

quyen nuoi con

Tư vấn tranh chấp tại hà nội

Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Reviewed by abc on 20:41 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Công Ty Luật Sơn Tây © 2017
Edit bởi: Star Tuấn | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.